Cách trồng và chăm sóc Lan Hài - vườn lan Duy Dương - Vườn Lan Duy Dương

Post Top Ad

zalo, faceboook, viber mr Duy: 0914.336.889

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Cách trồng và chăm sóc Lan Hài - vườn lan Duy Dương


Xin chào mọi người, ở bài viết này mình xin chia sẻ cách trồng lan hài .
Mình thường trồng chậu đất nung có lỗ, có nhiều người thì trồng bằng chậu gốm, sứ chỉ có 1 lỗ thoát nước ở đáy cũng được. Trồng chậu gốm sứ thì nhìn đẹp hơn, giá thể ít bị thất thoát khi tưới tuy nhiên cần chú ý đến độ thoát nước, nên dùng các giá thể cỡ lớn hoặc đặt 1 cục xốp to dưới dưới đáy để thoát nước tốt, mình trồng chậu đất thì ko lo khoản úng nước tuy nhiên thường xuyên phải bổ sung giá thể vì giá thể hay bị lọt qua lỗ chậu khi tưới.



Giá thể thì đa dạng, tiện gì dùng nấy, miễn là cứng, ít hoai mục, lổn nhổn... có thể dùng các loại vật liệu sau: đá thấm thủy, đá nham thạch, than củi, sỏi xây dựng, đất đồi rắn các bạn đọc thêm chi tiết về giá thể trồng hài tại đây ,... các bạn có thể dùng 1-2 loại vật liệu trong số các lọai trên cũng được hoặc nhiều loại hỗn hợp tùy điều kiện nơi bạn có, không quá quan trọng.

Nếu bạn thắc mắc nếu trồng với giá thể 100% là đá thì rễ lấy dinh dưỡng ở đâu? Đương nhiên ta phải bón phân cho cây, phân NPK có bán ngoài cửa hàng hay phân gia súc tự xúc ngoài đường về phơi khô cũng được. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng phần dê ủ nấm tricodema do shop tự ủ giá 35k/kg.
Cây hài mới mua về chỉ cần cắt các rễ đã chết khô, rửa sạch, ngâm dung dịch kích rễ trong bài này goo.gl/ooTJMA khoảng 2-3 tiếng.

Giá thể ta đập viên to cỡ ngón chân cái, viên cỡ ngón tay cái, giá thể trồng hài phải lổn nhổn mới thoáng để rễ hài hít thở. Trộn các loại giá thể ta có theo tỷ lệ chất hữu cơ 30-50% còn lại là đá ( đá thấm thủy, đá xây dựng, đá núi lửa) , đổ vào đến khoảng nửa chậu, đặt cây đứng vào rồi đổ tiếp hỗn hợp đó cho đến miệng chậu, chú ý đừng để giá thể đầy quá lấp cả thân cây, phải hơi nhô gốc ra một chút, nếu không sẽ hỏng lá gốc . Trong trường hợp cây không tự đứng được các bạn dùng que cột cây vào que và cắm que xuống chậu. Rắc một chút phân gia súc khô, vỏ thông, xơ dừa cắt miếng nhỏ, rêu rừng, phân chậm tan lên trên mặt chậu (có gì dùng nấy), chỉ cần ít thôi đừng ham bỏ nhiều, sau vài tháng ta lại bổ sung thêm phân sau. Mỗi người một kiểu, nhìn các ảnh bên dưới dễ hình dung nha.


Tốt nhất đặt chậu trên miệng 1 cái can nhựa chứa nước (có đục 1 hàng các lỗ thủng ngang thân can sao cho khi đặt chậu lên miệng can, hãng lỗ thủng này thấp hơn đáy chậu đất nung ), mục đích để sau khi tưới nhiều lân nước trong can dâng lên tối đa đến hàng lỗ thủng này thì sẽ tràn ra ngoài và không chạm nước đến đáy chậu đất nung. Có thể đặt chậu trên một cái khay nông chứa nước, khi tưới, nước thoát xuống rồi cứ bốc hơi dần lên cho cây hút ẩm. Nếu không thì kê các chậu lan hài trên giàn thép, kê gạch để chậu không chạm đất hạn chế sinh vật có hại. Lan hài không chịu được nhiều nắng, ưa râm mát, nên đặt chậu dưới gốc cây hoặc dưới lưới che tuy nhiên sắp xếp sao cho có nắng sớm chiếu xiên vào cây 1-2 tiếng mỗi ngày thì rất tốt. Nếu nắng buổi trưa trực tiếp chiếu vào thì cây sẽ cháy lá.



Về thuốc mình thường dùng B1, tuần phun một lần theo chỉ dẫn trên vỏ chai.
Về tưới nước, ngày tưới 1 lần, ngày mưa hoặc ẩm thì không cần tưới, ta có thể kiểm tra bằng cách cầm 1 viên giá thể lên nếu thấy đã khô hoàn toàn thì có thể tưới, còn ẩm mát thì thôi. Trước mùa hoa 4-5 tháng thôi phun B1, chuyển sang bón NPK giàu P (lân) 10-30-10 mỗi lần/tuần để kích hoa, đồng thời tưới thưa đi 4-5 ngày/lần, còn nếu mưa thì kệ cho mưa, sau ngày mưa 4-5 ngày mới lại tưới, giữ ẩm liên tục không nghỉ làm cho hài không ra hoa. Lan hài từ lúc ở ngọn xuất hiện mèo, phát triển thành nụ đến khi nở hoa khá lâu. Khoảng tháng 6-9 dương lịch vào mùa mưa, nên phun thuốc phòng nấm bệnh (Topsin, Kamsu 2L...) 1 lần/tháng, nếu đã bị bệnh thì phun theo chỉ dẫn trên nhãn 1 lần/tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Hiện mình đang dùng men nở tươi tưới rất tốt. các bạn xem chi tiết ở linkgoo.gl/3iob14
Chú ý :nữa là khoảng 15 ngày ta phun nước vôi trong một lần (nếu có vôi) hoặc các bạn ở thành phố khó kiếm vôi thì phun Calcium-Nitrate (Thuốc chứa thành phần Vôi sống 26.5% và Đạm 15.5% giúp cây cứng cáp, hấp thu Lân trong các loại phân bón khác tốt hơn, tăng cường sức chống chịu sâu bệnh đồng thời loại thuốc này có tác dụng kích rễ nữa, liều dùng 1 gói 40g/12-16L nước, tức 1 bình tưới nhỏ 2L

Lời khuyên khu vực trồng hài nên lợp mái che mưa chủ động về nước. Khi cây đang mèo nụ thì tránh tưới nước vào mèo nụ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here